Trang chủ

Nhà thầu

Thiết Kế Kiến Trúc

Thi Công Xây Dựng

Hoàn thiện nhà xây thô

Báo giá

Cho thuê thiết bị xây dựng

Liên hệ

Kinh nghiệm ký hợp đồng xây nhà

5.0/5 (2 votes)

Kinh nghiệm ký hợp đồng xây nhà, hợp đồng xây dựng nhà ở nghe có vẻ khá không cần thiết nhưng thủ tục này lại cần thiết không tưởng trong khi xây dựng cũng như đưa vào sử dụng nhà ở. Những kinh nghiệm ký hợp đồng xây nhà ở sau đây chắc chắn giúp bạn có được cơ sở phát triển tốt, sử dụng đồng tiền của mình đúng chỗ và nhận được những hỗ trợ cần thiết trong quá trình hợp tác với nhà thầu xây dựng.

Kinh nghiệm ký hợp đồng xây dựng

1. Kinh nghiệm ký hợp đồng xây nhà

Giá trị của bản hợp đồng xây nhà mang đến khi thực hiện việc ký kết hợp đồng xây nhà đó chính là tạo thành sự ràng buộc giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong khi nhận và có nhu cầu xây nhà. 

Nghiên cứu hợp đồng xây nhà

Hợp đồng xây nhà được ký kết giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm được giá trị trong ngôi nhà hoàn thiện cũng như nhận được những đền bù thỏa đáng khi có sự cố đặc biệt diễn ra. 

Hợp đồng xây nhà chính là cơ sở của việc thanh toán tiền mặt giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình xây dựng cũng như trong khi kết thúc việc xây dựng. Ngoài những điều này còn có những giá trị mang tính pháp lý khác khi ký kết hợp đồng xây nhà. Sau đây xin được chia sẽ những Kinh nghiệm ký kết hợp đồng xây nhà:

a) Thỏa thuận giá cả trước khi ký hợp đồng

Giá cả rất quan trọng trong việc làm nên hiệu ứng của bản hợp đồng xây nhà nên cần có sự thỏa thuận, thương thảo trước khi đặt bút ký hợp đồng. 

Giá cả bao gồm giá thi công trên nền diện tích thực tế như thông tin chủ đầu tư cung cấp, giá của diện tích đất xây dựng phát sinh trong quá trình xây dựng, giá tiền tạm ứng trước để chuẩn bị vật tư, đầu tư cho thiết kế, ….

b) Ghi rõ tiến độ hoàn thành công trình xây nhà

Chắc chắn bản hợp đồng xây dựng nhà chính thức không thể bỏ qua được hạng mục thời gian hoàn thành công trình được nhà thầu cam kết và cung cấp. 

Thời gian thực hiện xây nhà được ghi rõ trong hợp đồng giúp chủ đầu tư có thể giám sát tốt nhất tiến độ của hoạt động xây nhà cũng như bàn giao công trình hoàn thiện. Nếu không bàn giao nhà như trong hợp đồng cung cấp yêu cầu bên nhà thầu phải đền bù thiệt hại cho chủ đầu tư để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đôi bên.

c) Thanh toán, tạm ứng như đúng thỏa thuận

Mục thanh toán sau khi hoàn thành công trình xây nhà hoặc tạm ứng 20% tiền xây nhà cho nhà thầu chính là trách nhiệm của chủ đầu tư. Để giữ chân chủ đầu tư, hợp đồng lao động cần thiết phải nêu rõ được tiêu chí này trong khi soạn thảo cũng như ký kết hợp đồng xây nhà. 

Chú ý bàn vẻ thiết kế nhà

Tương tự như vậy thì chủ đầu tư cũng nên yêu cầu nhà thầu trình bày rõ ràng từng chi tiêu trong khi tạm ứng, ghi rõ số tiền cần chi trả cho hoạt động xây nhà.

d) Hạn mức về vật tư – thiết bị cần có đầy đủ trong hợp đồng

Một hợp đồng xây nhà đáng tin thì yếu tố vật tư, trang thiết bị cần phải đầy đủ về số lượng, tên gọi, độ mới của trang vật tư, thiết bị. Ký kết hợp đồng cần phải đọc kỹ vấn đề này để giúp loại bỏ được nhiều rủi ro có liên quan đến hư hỏng, tiến độ hoàn thành công trình. Nếu có những sự khác biệt về cung cấp trang thiết bị, vật tư bạn có quyền được yêu cầu thay đổi, thay mới nhờ vào sự có mặt của bản hợp đồng.

e) Hợp đồng phải là mẫu chung được Bộ Xây Dựng ban hành

Để hợp đồng xây nhà có hiệu lực pháp lý, có giá trị sử dụng bạn cần tham khảo trước mẫu hợp đồng lao động nào đúng như điều khoản, yêu cầu của luật lệ đưa ra. Người soạn thảo hợp đồng lao động cần là người rõ luật và bản thân chủ đầu tư cũng cần là người có trách nhiệm với công trình của mình thông qua việc tìm hiểu chính xác những gì pháp luật trong ngành xây dựng đưa ra.

f) Bảo hiểm lao động là trách nhiệm của nhà thầu

Mục bảo hiểm lao động, an toàn lao động trong hợp đồng cần thiết phải tìm hiểu, đọc thật kỹ trước khi ký kết nhằm giúp biết chính xác các trách nhiệm có liên quan khi một người lao động nào đó gặp rủi ro về sức khỏe, mắc bệnh nghề nghiệp cũng như đảm bảo việc xây nhà được thực hiện theo đúng nguyên tắc an toàn lao động. 

Nhà thầu chính là bên phải đảm bảo đầy đủ thủ tục bảo hiểm lao động cũng như vấn đề trang bị, chăm sóc an toàn lao động cho người công nhân của mình.

g) Ghi rõ những ràng buộc về chất lượng công trình giữa đôi bên

Ngoài những điều được nêu trên thì trong hợp đồng xây nhà cần thiết phải ghi rõ ràng mối liên hệ giữa chủ đầu tư trong việc thanh toán tiền đúng hạn, trách nhiệm của nhà thầu trong việc không đảm bảo chất lượng của công trình về mặt thời gian và nhiều mặt khác. 

Tất cả đều có những đền bù thỏa đáng cũng như hình thức xử lý sai phạm tương đương để đi đến kết quả hợp tác hiệu quả, lâu dài giữa đôi bên.

Trên đây là một số những kinh nghiệm ký hợp đồng xây nhà mà chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần thiết phải hết sức lưu ý nếu muốn hợp tác, xây dựng công trình nhà ở an toàn, chất lượng cao.

2. Kinh nghiệm khi xây nhà mới bạn nên biết

Kinh nghiệm khi xây nhà mới, Ông bà ta thường dạy con cháu “an cư lạc nghiệp”. Ngôi nhà là nơi sinh hoạt, đoàn tụ và nghỉ ngơi sau thời gian làm việc vất vả. Chính vì vậy, việc xây dựng một ngôi nhà mới là việc trọng đại của đời người. 

Kinh nghiệm xây nhà mới

Ngôi nhà có đẹp và thoải mái sẽ làm tạo sự phấn khởi cho các thành viên trong gia đình. Nhưng để xây một ngôi nhà mới đẹp và ưng ý không phải dễ, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ. Sau đây là kinh nghiệm để xây nhà mới, thành công ngay lần đầu tiên không phải sửa chữa lại để như ý chủ nhân.

2.1 Tham khảo kiến thức của những tiền bối

Các bạn thân mến! Thường là những việc làm ban đầu lúc nào cũng mắc phải những sai lầm thiếu sót, việc xây nhà cũng vậy. 

Dù bạn có kiến thức và am hiểu lĩnh vực này qua báo chí, internet thì đó cũng là lý thuyết, chỉ có những người từng trải qua việc xây nhà mới có những kinh nghiệm thực tế. 

Tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm

Việc đầu tiên của bạn khi có ý định xây nhà mới là phải tham khảo ý kiến cũng như kinh nghiệm của những người đã từng xây nhà, họ có nguồn kinh tế đầu tư vào ngôi nhà tương đương với mình. Những ý kiến và chia sẻ của họ sẽ rất quý báo. Bạn sẽ tự rút ra được cho bản thân nên và không nên làm gì trước khi bắt tay vào công việc xây nhà.

Những kinh nghiệm hữu ích đó chính là: giá nguyên vật liệu, chọn nơi cung cấp nguyên vật tư xây dựng, công ty thiết kế, thầu xây dựng, công thợ… để có kế hoạch kinh phí chi thực tế nhất, tránh tình trạng nửa chừng hết tiền phải vay mượn khắp nơi để hoàn công ngôi nhà mới của mình. 

Thông thường sẽ trừ hao 20% để phòng ngừa chi phí phát sinh, còn lại 80% là chi phí lên kế hoạch.

2.2 Bản thân phải tự trang bị kiến thức cho mình

Để có định hướng cụ thể cho các nhà thiết kế lên bản vẽ theo đúng ý đồ của gia chủ

Đã qua rồi cái thời xây nhà giống nhau theo kiểu truyền thống, gia chủ phải theo sự sắp xếp của chủ thầu xây nhà. Bây giờ, gia chủ chính là người đưa ra ý tưởng và quyết định nhà phải xây theo kiểu nào, các trang thiết bị nội thất phải được sắp xếp như thế nào cho tiết kiệm diện tích và khoa học nhất. 

Để có được ý tưởng hay và thành phẩm một ngôi nhà mới hiện đại, đầy đủ tiện nghi nhưng phải đẹp và hài hòa phải đòi hỏi chủ nhân phải trang bị kiến thức cho mình về kiến trúc và xây dựng, tính toán sao cho kinh tế và có lợi nhất. Tránh trường hợp bị nhà thầu xây dựng “vẽ”, hoặc bị động tiến độ công trình xây nhà.

Khi có kiến thức về xây dựng, kiểu nhà bạn muốn xây dựng thì bạn có thể tự mình phát họa ngôi nhà muốn xây sau đó hướng dẫn thợ xây nhà làm theo ý đồ của mình như vậy sẽ tiết kiệm một khoảng tiền thuê kiến trúc sư vẽ phác thảo mô hình nhà xây.  

Ngoài ra, khi bạn biết về trang trí nội thất thì cũng có thể tự mình tìm mua các đồ nội thất và tự tay trang trí, như thế sẽ tiết kiệm một khoảng tiền kha khá cho việc thuê mướn vẽ bản vẽ thiết nội thất.

2.3 Phải dành thời gian theo sát công trình nhà của mình

Giám sát tiến độ và kiểm tra vật tư trong quá trình xây dựng

Thứ nhất: Việc xây nhà là việc hệ trọng liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn xây dựng và tuổi thọ của ngôi nhà. Số tiền bỏ ra để mua đất cất nhà không nhỏ vì vậy cần phải giám sát thật kỹ để đảm bảo thợ xây đúng yêu cầu về kết cấu xi măng, sắt, thép, đá đúng tiêu chuẩn đề ra. 

Nhà xây phải đúng theo bản vẽ hoặc theo yêu cầu giao ước ngay từ đầu. Nếu có sai thì phải đề nghị thợ hoặc chủ thầu xây lại. Nếu bạn không có mặt ở đó để giám sát thì rất có thể thợ thi công hoặc chủ thầu sẽ làm qua loa, qua mặt bạn nhằm rút ruột công trình thu lợi từ việc cắt xén nguyên vật tư xây nhà.

Thứ hai:  Khi không có mặt chủ nhà thì nhân công sẽ lười biếng trốn việc, thời gian xây nhà sẽ kéo dài ra tốn chi phí nhân công. Đặc biệt là trong trường hợp thuê công nhật. Khi có mặt chủ nhà thì các thợ sẽ hăng hái làm việc và bạn sẽ hối thúc tiến độ công trình.

Thứ ba: Khi giám sát quá trình thi công bạn có nảy sinh ra sáng kiến gì có thể yêu cầu thợ xây làm theo ý bạn. Ngôi nhà xây xong bạn sẽ rất hài lòng vì bạn đã theo dõi từ ngày đầu đến lúc hoàn công.

Lựa chọn thời gian xây nhà cũng quyết định rất nhiều đến tiến độ, kinh phí của ngôi nhà mới

Để việc xây nhà diễn ra đúng tiến độ và suôn sẻ nên khởi công xây nhà vào tháng 2 tháng 3 âm lịch vì trong khoảng thời gian đó không có mưa bão, thời tiết thuận lợi rất thích hợp xây nhà. 

Tùy vào quy mô của ngôi nhà mà tiến độ thi công ngắn dài. Tuy nhiên vào mua khô thì sẽ thúc đẩy tiến độ hoàn công sớm, đúng dự định, tiết kiệm công nhật thuê mướn, trang thiết bị vật tư xây dựng cũng dễ bảo quản.

Quý khách có thể xem thêm: kinh nghiệm xây nhà trọn gói

Trên đây là những kinh nghiệm chuẩn những cho những bạn có ý định xây nhà vào năm 2020 này. Chúc các bạn thành công và có được một ngôi như ý!